Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Bạn nên lưu ý điều gì khi kiểm tra vải thành phẩm?



Nếu khách hàng không có yêu cầu đặc biệt khác thì tất cả vải thành phẩm khi sản xuất ra và hàng thành phẩm gia công nhập vào công ty đều phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn 4 điểm.

I.  Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải:

a  – Yêu cầu đối với nhân viên KCS:
   -   Nhân viên KCS phải được đào tạo và nắm rõ qui trình kiểm tra vải đã được phê duyệt
   -   Có đầy đủ các dụng cụ, thông tin cần thiết trước khi tiến hành kiểm tra.
   -   Phải vệ sinh sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn không được dơ, không có cạnh sắc).
   -   Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có họat động không.

Lưu ý khi kiểm tra vải thành phẩm


b – Các dụng cụ cần chuẩn:
   -   Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày).
   -   Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, phấn sáp, gương soi mật độ sợi, giấy bịt đầu cây, bao nylon.
   -   Kiểm tra máy in tem có họat động không, tem in và mực in còn không.

c – Các thông tin tài liệu cần có:
-   Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và phiếu ghi nhận
-   Bảng màu sản xuất cho từng đơn hàng, loại vải hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt.
-   Số lượng tối đa/ tối thiểu của 1 cây vải (nếu có yêu cầu)

II.  Qui trình kiểm tra vải

A – Kiểm tra toàn bộ các cây hàng có trong mẻ nhuộm hoặc lô hàng đó.

B – Nhân viên kiểm tra phải xác định được mặt phải và mặt trái của vải. Khi kiểm tra phải luôn luôn kiểm tra mặt phải của vải.

1.  So màu
-   Lấy mẫu vải gốc và mẫu cắt từ các cuộn vải tiến hành so sánh màu trên hộp đèn D65? (nếu không có yêu cầu). Công việc này được thực hiện trên mỗi mẻ nhuộm.
-   Nếu so bằng mắt thấy có sai biệt, phải tiến hành đo CMC (nếu không có yêu cầu)?, CMC < 1 chấp nhận.
-   Mỗi mẻ nhuộm cắt một mẫu giao cho phòng kinh doanh để theo dõi sự chênh lệch màu giữa các mẻ nhuộm
- Nhân viên tiếp tục kiểm tra bằng mắt và ghi nhận vào phiếu kiểm đồng thời nhập số liệu vào máy tính.

2.   Kiểm tra độ đều màu
-  Kiểm tra độ đều màu trong cây.
-  Kiểm tra độ khác màu giữa sườn và trung tâm, giữa sườn với sườn. Khi kiểm tra thấy không đạt, may miếng vải và kiểm tra độ khác màu trên hộp đèn.
-  Cây vải được ngừng để kiểm tra độ khác màu ít nhất 3 lần (đầu cây, giữa cây và cuối cây) giữa sườn này với sườn kia (từ 2 biên vào), giữa sườn với trung tâm (giữa khổ vải).
-   Cách kiểm tra: cầm 2 biên vải đặt sát vào nhau và 2 biên vải so với giữa có sự khác biệt nào không. Lấy miếng vải gốc so sánh với giữa cuộn vải và cuối cuộn vải xem có sự khác biệt về màu sắc không.
-   Nếu phát hiện sự khác màu phải tiến hành để riêng, cắt mẫu lưu lại. Nhân viên kiểm tra phải ghi vào mẫu vải này các chi tiết sau: số mẻ nhuộm, lọai vải, tên khách hàng, mã màu, ngày kiểm, dạng lỗi và báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết.

3.  Kiểm tra khổ vải
Khổ thực tế của cây vải được tính từ biên vải (nếu không có yêu cầu). Khổ vải phải được kiểm tra ít nhất 3 lần/ 1 cây, tại 3 vị trí đầu cây, giữa cây và cuối cây ở tất cả các cuộn. Phải để mặt vải bằng phẳng và căng khi đo tránh tình trạng bị nhăn. Ghi kết quả kiểm tra lần đo có khổ nhỏ nhất vào phiếu kiểm và nhập liệu vào máy tính, và báo cho phân xưởng hoặc phòng kinh doanh (hàng gia công bên ngoài) nếu khổ thực tế nhỏ hơn khổ yêu cầu.

4.  Kiểm tra chiều dài cây vải
Theo đồng hồ gắn trên máy. Ghi nhận chiều dài cây vải theo phiếu công nghệ (tem) và chiều dài thực tế đo được vào phiếu kiểm, nếu số lượng kiểm dư hoặc thiếu nhiều hơn mức cho phép phải báo cho phân xưởng để kiểm tra lại.

5.  Kiểm tra mật độ vải
Dùng kính đếm sợi để đo mật độ dọc, ngang của vải.

6.  Kiểm tra lỗi ngoại quan:

Nhân viên kiểm tra cho máy chạy với tốc độ khoảng 25 đến 30 mét/ phút tiến hành quan sát toàn bộ mặt vải. Ghi nhận tất cả các lỗi vào phiếu kiểm và nhập vào máy vi tính. Tất cả các lỗi vải được qui ra điểm trừ theo hệ thống 4 điểm.

a)     Các dạng lỗi thường gặp khi kiểm tra:

Stt
Tên lỗi
Thuyết minh lỗi
Nguyên nhân lỗi
1
Thủng lỗ
-   Đứt sợi gây thủng lỗ
-   Đứt sợi co dọc gây thủng lỗ
- Tạp chất cứng hay mềm lấy ra gây thủng lỗ.
-  Dệt, thiết bị nhuộm.
-   Dệt.
- Nguyên liệu dệt. 
2
Sai tổ chức
-   Sợi dọc sợi ngang không đan kết, không theo tổ chức vải.
- Sợi dọc, sợi ngang nhảy qua 2,3 sợi theo từng đám.
-   Dệt.
3
Kẹt thoi co dọc
-   Nhiều sợt dọc đứt rải rác nối có gút.
- Mặt vải có ngấn dợn sóng, sợi chùn lại nổi cộm.
-   Dệt.
4
Vết bẩn
-   Bẩn do dầu, dây màu, dây bẩn, gỉ sét.
- Sợi dọc, sợi ngang dính dầu.
-   Nhuộm.
-   Dệt.
5
Đốm thẩm nhạt
-   Do bẩn dầu.
-   Do bẩn màu.
-   Do gút sợi, xoắn kiến, bông kết.
-   Dệt.
6
Lỗi và biên
-   Biên vải bị rách nát do kẹt thoi nhảy sợi.
-   Dắt biên, sợi ngang bị chập ở mép vải
- Khuyết biên.
-   Dệt.
-   Dệt.
-   Căng kim.
7
Lỗi dọc
-   Dày thưa hướng dọc gây sọc dọc
-   Sức căng sợi không đều, sợi tơ ăn màu khác nhau.
-   Sợi thừa trên vải gây mất màu
-   Do lẫn chi số sợi
- Do sợi có độ săn không đều.
-   Dệt.
-   Dệt.
-   Dệt, CN.
-  Nguyên liệu.
-  Nguyên liệu.
8
Lỗi ngang
-   Mặt vải có ngấn ngang do chênh lệch màu sắc.
-   Dạng bậc thang.
-   Dệt.
-   Nguyên liệu.
9
Gãy mặt vải, nhăn gấp nếp trầy mặt vải

-    Mặt vải nhăn dúm có những đường bị gấp nếp (gãy chân chim, gãy dọc).
- Trầy mặt vải, mặt vải bị xây xát xù lông.
- Nhuộm.
10
Lỗi mài, sợi mài
-   Những đường xếp nhỏ mất tuyết không ăn màu.
- Đường sọc thẳng ít hoặc nhiều tuyết hơn => tạo độ ăn màu khác so với mặt vải.
-   Do dấu xếp mộc.
-   Do khâu mài.
11
Không đều màu
-    Nhuộm không đều màu.
-    Loang màu từng đốm, màu sắc chênh lệch chỗ đậm, chỗ nhạt
- Nhuộm.
12
Lỗi in hoa
-   Trong quá trình in hoa gây lỗi mặt hoa.
-   Lệch hoa, nhòe hoa.
-   Dây màu, mất nét.
- In hoa
13
Chéo canh, chéo hoa
-   Sợi ngang bị chéo canh > 3cm so với khổ vải.
-   In hoa bị chéo lệch so với đường thẳng góc với biên.
-   Hoàn tất.

-   In hoa.
14
Thâm kim
Đốm đen do nấm mốc.
- Mộc.

b)     Qui định cách tính đểm:
§              Từ    0 cm  => 8 cm              = 1 điểm
§              Từ > 8cm   => 15cm             = 2 điểm
§              Từ > 15cm => 25cm             = 3 điểm
§              Từ > 25cm =>                      = 4 điểm
Số điểm được tính tối đa trên mỗi mét là 4 điểm.

GHI CHÚ :
Mức quy định trên áp dụng cho tất cả các dạng lỗi ở dạng cục bộ.
Đối với dạng lỗi có tính liên tục hoặc theo chu lỳ hạ 1 cấp , ngoài ra sẽ cộng thêm các lỗi khác (nếu có) để phân cấp:
Ví dụ
-         Sọc dọc suốt cây                 => loại B.
-         Gãy dọc liên tục suốt cây     => loại B.
-         Đốm trắng rải rác suốt cây   => loại B.
Ngoài các lỗi trên nếu có thêm lỗi khác sẽ tính điểm và phân cấp.
Sau khi đã tính điểm lỗi xong sẽ quy đổi số điểm lỗi trên 100m2

Công thức tính:
              Tổng số điểm/ chiều dài cây vải * 100/ khổ vải (mét)
 Ví dụ:
             Cây vải có chiều dài 150m có tổng số điểm lỗi là 30 điểm, khổ vải là 1m50. Tính tổng số điểm lỗi trên 100m2 :
                              30 đ / 150 * 100 / 1.5 = 13 đ / 100m2
Việc phân cấp được quy định như sau:
1.  Loại A:                                     < 28 đ / 100 m2
2.  Loại B:      từ > 28đ =>            < 38 đ / 100 m2
3.  Loại C:                                     > 38 đ /100 m2

7.  Xéo canh
Kiểm tra độ xéo canh: đặt cây thước nằm ngang thẳng góc với một bên biên vải, đo khoảng cách từ vị trí đặt thước với canh sợi ngang của biên vải còn lại, sau đó chia lại cho khổ vải thực tế. Độ lệch không được chấp nhận nếu vượt quá dung sai cho phép sau:
a)     Hàng dệt thoi:       nhuộm piece dye tối đa cho phép 3% khổ vải
nhuộm sợi hay in tối đa cho phép 2% khổ vải

b)     Hàng dệt kim :       nhuộm piece dye tối đa cho phép 5% khổ vải
nhuộm sợi hay in tối đa cho phép 4% khổ vải 

1 nhận xét:

Unknown nói...

nhuộm piece dye là sao ad ? giúp e cách tính độ xéo canh với ah ...

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes