Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Một vài điều cần biết khi tiến hành cắt vải

*  Yêu cầu kỹ thuật cắt

  •   Phải kiểm tra, sửa cho mẫu sơ đồ khớp với bàn vải và phiếu bàn cắt.
  •  Dùi trên những khoảng trống sơ đồ để giữ cho sơ đồ không bị di chuyển.
  •  Dùng máy cắt tay để xả các chi tiết trên sơ đồ. Khi xả bàn cắt phải lựa chọn những tư thế, đường cắt hợp lý, không phải quay đầu mũi cắt ngược lại.
  •   Khi cắt bán thành phẩm, những chi tiết lớn và dài phải dùng kẹp an toàn (xẻ đường ngang trước, đường dọc sau)
  •  Phải kẹp mẫu cứng cho toàn bộ chi tiết khi cắt.



Người thợ cắt vải jean
  •    Đánh số phải chính xác, dao phải bén, không để bể mặt vải…
  •    Cắt theo tiêu chuẩn cắt.
Cắt vải jean đòi hỏi độ chính xác cao

* Thiết bị và dụng cụ cắt:
  • Thiết bị: mũi dùi, máy cắt tay, máy cắt vòng, máy dập.
  • Dụng cụ: vật nặng bằng kim loại để chặn vải, kim ghim, kẹp để giữ vải đứng yên trong lúc cắt, khuôn dập,...
Hiện nay, có 1 số thợ cắt gia công bên ngoài. Bạn có thể liên hệ với họ để thực hiện công đoạn này. Hãy vào website để tham khảo 

*   Đánh số:

  •   Mục đích đánh số là để tránh tình trạng khác màu do nhầm lẫn các lớp vải khác nhau, phân biệt mặt vải, kiểm tra lại số lớp vải đã trải, tạo điều kiện dễ dàng cho khâu bóc tập và thuận tiện cho việc điều động rải chuyển.


Đánh số lên vải jean sau khi cắt


  • Tùy thuộc vào tính chất của từng loại vải mà có nhiều phương pháp đánh số khác nhau: dùng máy đánh số, dùng phấn, dùng các loại bút hay giấy dán có đánh số sẵn. Vị trí đánh số phải đảm bảo khi may xong chi tiết thì khuất số.
  • Đối với chất liệu vải jean thì sau khi may, còn công đoạn wash nên đa phần số trên bán thành phẩm sẽ được tẩy sạch trong quá trình giặt. Ngoại trừ 1 số loại vật liệu như: viết dầu, viết sơn.
*   Bóc tập – phối kiện:
  •  Bóc tập: sau khi cắt bàn vải cần phân ra nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc điều động, rải chuyền
  •  Phối kiện: tập trung các chi tiết đồng bộ của sản phẩm vào một vị trí. Cần chú ý để tránh tình trạng lẫn lộn cỡ vóc, bàn cắt, các chi tiết khác với nhau

- Yêu cầu kỹ thuật:
  •  Phải đúng bàn, cỡ vóc, không đổi chiều hay thiết sót chi tiết. Bó buộc phải chặt, không lẫn lộn các chi tiết của mặt bàn. Phải có sự kiểm tra và xác nhận chất lượng KCS đạt yêu cầu mới được xuất xưởng nhập kho bán thành phẩm.
  •   Sau khi tất cả các chi tiết cùng một size (hay nhiều size) trên một bàn đánh số xong được cột lại thành từng bó gọi là bóc tập.
  •    Các chi tiết được cột lại theo từng size, từng chi tiết.
  •    Dựa trên quy trình đánh số để bóc.



Một vài điều cần biết khi tiến hành cắt vải

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes