Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Cách Chọn Vải Jean Phù Hợp Cho Từng Loại Quần Jean



Cách đây vài hôm Mi Lan đã chia sẻ đến bạn bài viết Cách phân biệt vải Poli và Cotton, trong đó Mi Lan vẫn nợ các bạn một câu hỏi: Làm sao chọn chất vải Jean phù hợp giữa vô vàn chủng loại vải Jean trên thị trường? Và hôm nay Mi Lan sẽ trả lời câu hỏi đó. Để chọn được vải Jean tốt nhất và phù hợp với nhu cầu thiết kế với mình, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
1. Quan tâm đến độ dày vải
-    Ounce (viết tắt: oz) là đơn vị được sử dụng để đo độ dày của vải Jean. Ounce là đơn vị đo khối
lượng của sản phẩm (1 Ounce = 31,1034768 gram). Trong ngành dệt may người ta thường đo độ dày vải bằng cách tính trọng lượng của vải trên 1 yard vuông (y2).
Ví dụ: 1 yard vuông của vải là 430 gram sẽ tương đương với 13.8 Oz/ y2. (403 ÷ 31,1)
-     Để chọn độ dày vải nào phù hợp với nhu cầu thiết kế thì Mi Lan xin đưa ra 1 vài nghiên cứu để bạn tham khảo:
  • Vải có độ dày từ 4 – 6 Oz: sản xuất áo sơ mi jean, váy đầm bé gái, quần trẻ em từ 1 – 2 tuổi.
  • Vải có độ dày từ 6 – 8 Oz: sản xuất áo chống nắng, quần trẻ em từ 2 – 5 tuổi.
  • Vải có độ dày từ 8 – 10 Oz: sản xuất áo chống nắng, quần tuổi teen.
  • Vải có độ dày từ 10 – 12 Oz: sản xuất áo khoác nam nữ, quần nam nữ.
  • Vải có độ dày 12 – 15 Oz: sản xuất quần nam nữ, short nữ, bảo hộ lao động.
-    Độ dày của vải càng lớn thì vải càng bền, lâu rách và thời gian sử dụng kéo dài. Tuy nhiên, không phải độ dày càng lớn càng tốt, nguyên nhân tại sao Mi Lan đã giải thích rất rõ ràng trong bài trước, các bạn vui lòng đọc lại nhé.

2. Quan tâm đến thành phần sợi của vải
     Thành phần sợi của vải chia làm hai loại chính: sợi bông và sợi tổng hợp.
           * Sợi bông:
·    Nguồn gốc hình thành: loại sợi mềm và đều sợi, mọc quấn quanh hạt của cây bông vải. Loại sợi này chủ yếu được dùng để xe chỉ hay sợi. Loại vải sợi tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành may mặc.
·    Ưu điểm: Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng hút ẩm và thấm mồ hôi tốt. Giúp giảm nhiệt và làm mát cơ thể, giặt nhanh khô. Không làm ngứa da và không gây dị ứng da.
·     Nhược điểm: Sợi bông dễ bám bẩn, dễ nhăn.
* Sợi tổng hợp:
·    Nguồn gốc hình thành: Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Được phát triển trong phòng thí nghiệm từ thế kỷ 20, sợi polyester được hình thành từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu.
·    Ưu điểm: Sợi Polyester có độ bền cao, khó bắt bụi, ít bị nhàu nát và phơi mua khô.
·     Nhược điểm: Sợi không hút ẩm.

-    Vải sợi bông (cotton): khi cầm thấy mềm, mịn, mát tay, sợi có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông tơ nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi đứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền, khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
-    Vải sợi từ sợi tổng hợp (PE): Mặt vải bóng, láng và sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải ta có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Khi lấy một đoạn sợi kéo đứt, sợi dai có độ đàn hồi cao, vò nhẹ không bị nhàu.
  *  Cách đơn giản để phân biệt 2 loại sợi trên, đó là phương pháp nhiệt học (đốt cháy)

Nguyên liệu
Hiện tượng cháy
Mùi cháy
Màu tro
Vải bông
Cháy rất nhanh
Giống mùi giấy cháy
Ít tro, màu trắng
Vải Polyester
Cháy yếu, tắt ngay sau khi đưa ra khỏi ngọn lửa
Mùi thơm, khói trắng giống mùi cần tây
Tro vón cục, cứng, màu nâu bóp dẻo

phân biệt vải jean thun và vải jean cotton
Hình minh họa


Và bây giờ sẽ đến phần đau đầu nhưng lại quan trọng nhất
3. Quan tâm đến kiểu dệt vải
Phần này hơi phức tạp,  Mi Lan cố gắng diễn đạt ngắn gọn và sử dụng những hình ảnh minh họa cho bạn dễ hiểu.
Kiểu dệt là cách đan kết giữa các sợi ngang và sợi dọc để làm thành một tấm vải. Có 3 kiểu dệt cơ bản và dựa theo đó người ta có thể tạo ra tất cả mọi cách dệt khác nhau: 
a. Kiểu dệt vân điểm, dệt trơn
-       Cách dệt đơn giản nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ra đối với một miếng vải. Sợi dọc sẽ đan với các sợi ngang theo cách cứ lên một và lại xuống một.
-       Với loại kiểu dệt này, hai mặt vải này sẽ giống nhau, bạn không thể không phân biệt mặt phải hoặc mặt trái.

Kiểu dệt vải

b. Kiểu dệt chéo go, dệt vân chéo
-         Theo cách dệt này sợi ngang chui xuống một sợi dọc, sau đó chui lên và đè lên trên ít nhất hai sợi dọc kế tiếp, sau đó lại chui xuống sợi dọc liền theo đó và tiếp tục như vậy,...
-       Sợi ngang kế tiếp sẽ lập lại qui trình này nhưng sẽ dịch sang phải và lên trên một đơn vị, thí dụ theo hình từ dưới lên, từ trái qua phải:

1. xuống hai - lên một - xuống hai: tạo sới vải xì phe (nhấp vào xem ảnh minh họa)
2. xuống ba - lên một - xuống ba: tạo sới vải chéo (còn gọi là sới jean)
3. xuống bốn - lên một - xuống bốn: tạo sới vải lụa link tới website
 Theo cách này sẽ hình thành mẫu vân chéo, tùy theo chiều của vân chéo người sẽ gọi là vân S hoặc vân Z. Với cách dệt vân chéo hai mặt vải nhìn sẽ khác nhau.
c. Kiểu dệt vân đoạn
-         Thao cách dệt này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợ ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một.
-         Qua cách này sẽ cho ra vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn, việc khiến cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên. Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc (tương tự như vải dệt chéo go) .
-        Vải dệt vân đoạn là loại vải được dệt để tạo vẻ đẹp trên bề mặt. Vải đẹp nhưng không bền chắc. Qua sự thay đổi giữa sợi ngang và sợi dọc người ta có thể tạo các hoa văn trên vải. Các mẫu hoa văn rắc rối chỉ có thể làm được bằng cách điều chỉnh các sợi dọc trên máy dệt.

Kiểu dệt vân đoạn

4. Quan tâm đến độ xước trên mặt vải
Độ xước trên bề mặt vải jean được hình thành dựa trên cấu trúc sợi khác nhau khi dệt. Có 2 cách để tạo độ xước trên mặt vải:
-         Phân bố các loại sợi có chi số khác nhau (to nhỏ) trên trục sợi dọc hoặc sợi ngang.
-         Phân bố sợi Slub (xem hình ảnh minh họa) trên trục sợi dọc hoặc sợi ngang.

      Khi phân bố sợi như trên sẽ tạo ra 1 trong 3 dạng xước trên bề mặt vải jean:
-        Xước dọc
-        Xước ngang
-        Xước dọc và xước ngang
5. Quan tâm đến màu vải sống
Mỗi ánh màu của vải chưa giặt sẽ quyết định đến ánh màu sau khi giặt. Một số hình ảnh minh họa sẽ giúp bạn hiểu hơn về ánh màu của vải:
cách chọn vải jean phù hợp cho từng loại quần jean


cách chọn vải jean phù hợp cho từng loại quần jean

Hình vải jean sau khi wash ra 3 màu cơ bản: Xem hình chi tiết

Vậy làm sao bạn biết được màu sau wash của vải sống?
Mi Lan sẽ chỉ các bạn một mẹo nhỏ để kiểm tra ánh màu vải mà không cần phải chờ mẫu vải wash về.
Trước tiên, bạn cần 1 tờ giấy nhám nhỏ. Sau đó, bạn dùng 1 tờ giấy nhám nhỏ chà sát vào bề mặt vải sống, ánh màu của vải sau wash sẽ hiện ngay cho bạn. Ánh màu này là ánh màu của vải Jean khi bạn đem wash ở chế độ VT1 (wash sử dụng enzyme, thời gian wash từ 10-30 phút)

Mong là sau bài viết này, các bạn sẽ chọn được vải jean phù hợp với mẫu thiết kế của mình. Lời cuối, dù là bạn sản xuất bất kỳ quần áo jean loại gì, đối tượng là Nam, Nữ, Bé trai, Bé gái,… thì cũng vẫn luôn phải nhớ đến 5 yếu tố trên trước khi chọn mua vải jean. Mi Lan xin tặng bạn video “Bạn có biết vải jean được sản xuất như thế nào?”. Xem tại link: https://www.youtube.com/watch?v=jlsjmheWGtM để bạn có thêm kiến thức về chất liệu vải jean. 

Chúc bạn thành công rực rỡ trên con đường kinh doanh của mình nhé!!!

Mi Lan






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes