Nghĩ đến gánh hàng rong người ta thường
liên tưởng tới những con người tần tảo với vẻ mặt khắc khổ dãi nắng dầm sương,
trên vai họ là gánh hàng nặng trĩu, trên miệng khắc khoải những câu rao bán mệt
nhoài. Có người thương cảm, có người khinh khi, nhưng chắc hẳn không ai biết ẩn
sâu trong những nhọc nhằn ấy là bậc thầy kinh doanh với không ít kinh nghiệm bán
hàng mà chưa
chắc ông chủ lớn đã hiểu rõ bằng họ. Càng tìm hiểu tôi càng thêm nể phục những
con người ấy và cũng rút ra cho mình nhiều bài học kinh doanh hơn.
1. Xem bậc thầy chọn
địa điểm bán hàng
Thế nào gọi là gánh hàng rong, nghĩa là họ không có cửa hàng cố
định, bất kể nơi đâu, bất kể lúc nào, miễn có chỗ cho họ đứng, cho họ đặt gánh
hàng thì họ dừng lại. Không cần nói cũng biết có bao nhiêu khó khăn mỗi khi
trời mưa trời nắng, mỗi khi chân mỏi tay đau, nhưng một điểm thuận lợi là họ
rất dễ chọn địa điểm bán hàng. Mà không phải chọn bừa nhé, chẳng bỗng dưng mà
bạn thấy ngay dưới công ty mình có hàng bán xôi buổi sáng, cũng chẳng phải tự
nhiên mà cạnh bến xe buýt luôn có không ít thì nhiều những món đồ ăn vặt.
Tính toán cả đấy, những bậc thầy hàng rong chẳng qua trường lớp
như ông cử bà tiến sĩ nào cả, nhưng họ biết phân tích để chọn chỗ nào bán đắt
khách nhất. Đặc điểm của hàng rong là hay bán ở lề đường, khách chỉ cần tấp lại
là mua được đồ, vì thế họ luôn tránh chỗ nào hay bị tắc nghẽn nhưng vẫn có lưu
lượng người qua lại đông, như là cách xa ngã tư vài trăm mét chẳng hạn. Và có
bao giờ bạn đi ngoài đường mà phải nức mũi vì mùi thịt xiên nướng, mùi bắp rang
bơ mỗi khi chiều về tan ca chưa? Nghe thì đơn giản nhưng bạn phải nắm được hai
bí quyết, một là chọn nơi đầu gió để đứng bán hàng, hai là chọn đúng lúc sắp
tới bữa người người được về nhà mà bán.
Những người bán hàng rong còn dạy cho chúng ta ở đâu thì nên bán
gì, chọn đúng thị trường để phát triển. Ví như cạnh trường học thì có hàng xúc
xích rán, hàng bắp rang, hàng kem dạo nhưng cạnh nơi công sở thì thường là quán trà chanh, cà phê đá.
Đúng nơi, đúng thời điểm, mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo!
2. Bậc thầy làm hài
lòng khách hàng
Tôi có kể chuyện vui cho cô bạn mình thế này, đi mua gói xôi, đứng
đợi bà bán hàng mà được dịp dốc hết lòng tâm sự. Mở đầu là vài ba câu hỏi giá
hỏi ăn xôi gì, sau đấy bà ấy hỏi tôi làm ở đâu rồi làm thế nào. Nhìn bàn tay
thoăn thoắt nào xới nào nắm gói xôi nóng hổi, lại nghe giọng điệu hỏi han thân
thiết, bất tri bất giác tôi tâm sự với bà chuyện trên trời dưới bể, nào là sếp
tôi keo kiệt ra sao, nào là công sở như một cuộc chiến tâm lý với hàng tá người
sống hai mặt. Kết thúc câu chuyện, tôi cầm gói xôi đi và kể từ đó trở thành
khách quen của bà ấy.
Câu chuyện bình thường nhưng lại chứa đựng những điều phi thường.
Bạn nghĩ xem, bà bán hàng rong thì biết cái gì về chuyện công sở cơ chứ, biết
gì về biến động thị trường nào, thế nhưng bà ấy vẫn có thể trò chuyện tâm sự
với tôi nhưng đúng rồi vậy. Vì bà ấy biết nhìn nét mặt tôi mà đưa đẩy câu
chuyện, biết làm sao để khiến tôi vui vẻ. Chẳng thế mà bao nhiêu người từ trẻ
đến già, từ đàn ông đến đàn bà đều muốn mua xôi của bà ấy, cũng không phải vì
xôi ngon, xôi đặc biệt gì.
Người bán hàng rong không có kiến thức uyên bác như cử nhân hay
tiến sĩ, nhưng họ có trải nghiệm thực tế, họ có người thầy vĩ đại là “cuộc
đời”. Chính vì vậy nghệ thuật làm hài lòng khách hàng của họ đã lên đến bậc
tông sư. Điều này dạy cho chúng ta biết hãy lèo lái theo hướng suy nghĩ của
khách hàng, cho họ sự thoải mái và cảm giác tin tưởng
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét