Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Lịch sử ra đời của quần Jean


Jeans hay rin (người miền bắc gọi là quần bò) là một loại quần xuất xứ từ các nước phương Tây, và là một trong những biểu tượng của xã hội phương tây vào thế kỷ 20. Cụ thể, nó đã từng là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và cho chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân ở phương Tây. Đây là phần y phục được bán nhiều nhất trên thế giới. Cả hai giới tính và mọi tầng lớp xã hội, thuộc nhiều nền văn hóa đều có thể mặc jeans.


lịch sử ra đời của quần jean

Levi Strauss được coi là cha đẻ của quần jeans. Ông sinh ra ngày 26 tháng 2 năm 1829, trong một gia đình nghèo khó ở ButtenheimĐức. Hai năm sau khi người cha của Levi là Hirsch Strauss qua đời, bà góa phụ Rebecca đã cùng Levi lúc đó vừa đúng 18 tuổi và 2 cô con gái là Fanny và Mathilde quyết định di dân sang Mỹ vào năm 1847. Trạm định cư đầu tiên của gia đình Strauss là thành phố New York. Ba năm sau, 1850, cũng như bao gia đình nghèo khổ khác, Levi đã dời cư đến San FranciscoCalifornia theo cao trào tìm vàng.

Người sáng tạo ra chất liệu vải jean

Califonia nằm ở trung tâm mỏ vàng nên hàng ngàn người đàn ông đến đó để đào vàng và Strauss đến để bán canvas cho những người thợ đào vàng. Canvas là loại vải dày nên Strauss nghĩ rằng những thợ đào vàng cần nó để che lều trại. Vào một ngày, Strauss nghe một người thợ mỏ than phiền rằng anh ta không thể tìm được loại vải nào đủ bền cho công việc mà anh đang làm. Từ đó, Strauss chợt nảy ra một ý tưởng. Ông nhanh chóng lấy một ít vải để may quần và những chiếc quần này đúng là những gì mà người thợ mỏ cần. Chỉ trong một ngày, Strauss đã bán hết toàn bộ những chiếc quần mà ông làm ra. Khi có tiền, ông muốn cải tiến chiếc quần tốt hơn. Ông mua một loại vải chéo mềm hơn nhưng có độ bền tương tự. Loại vải này có nguồn gốc từ Nîmes, một thành phố ở Pháp, còn được gọi là "Serge de Nîmes". Những người thợ mỏ thích loại vải này hơn và họ gọi nó là "denim" (từ de Nîmes). Tuy nhiên, vải denim không có màu, nhìn không hấp dẫn và dễ dàng bám bẩn. Để giải quyết vấn đề này, Strauss nhuộm vải chéo denim thành màu xanh và quần Jeans xanh ra đời từ đó.
Dù mang tiếng là đi tìm vàng nhưng Levi Strauss không tìm ra được gì hết. Ông ta chỉ có nhận xét là các người đồng hành đi đào vàng với áo quần thật rách rưới trong khi chung quanh nơi sinh sống cắm trại thì lại có nhiều vải thô để dựng lều che mưa nắng. Từ nhận xét đó, Levi Strauss liền bắt tay vào việc. Từ những mảnh vải may lều, ông ta cắt may thành quần cho người đi đào mỏ vàng. Để cho quần được bảo đảm hơn nữa ở những mối chỉ may, qua sáng kiến của Jacob Davis, ông cho đóng những đinh tán vào đó. Ngày 20 tháng 5 năm 1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121, cho quần với các đinh tán của họ từ Phòng Bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ; đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans. Chiếc quần của Levi dần dần được các thợ mỏ vàng yêu chuộng vì không sờn rách như trước đây. Levi đặt tên cho chiếc quần của ông là "Waist overall".


Để phát triển tính thời trang cho quần Jeans, các nhà tạo mẫu đã thay đổi nhiều kiểu mẫu: lúc quần ống rộng, khi thì bó mông, lúc thì bó sát chân (legging). Nhờ vào hóa chất axit và đá bọt, chiếc quần Jeans mới được bỏ vào trong máy giặt để trở thành loại "wash đá", "wash loang" cho đến "mài rách". Một số trong giới thanh niên thiếu nữ cho rằng quần càng rách rưới người mặc mới được xem là "ngầu"



Ngày nay quần jean được xem như là 1 xu hướng thời trang của giới trẻ. Theo thống kê dân số Việt Nam hơn 94 triệu dân và độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi. Dân số Việt Nam được xem là cơ cấu dân số vàng. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 30-35 năm. 

Thị trường về quần jean sẽ là thị trường cực kỳ hấp dẫn cho các nhà sản xuất quần jean công nghiệp trong giai đoạn hiện nay. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes